Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 6 (Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống)
Lịch sử và Địa lí 6 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
NXBGDVN - Lịch sử và Địa lí 6 được biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, tăng cường kết nối kiến thức với cuộc sống đúng như slogan của bộ sách.
Lịch sử và Địa lí 6 nằm trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống của NXB Giáo dục Việt Nam là cuốn SGK được biên soạn bởi các giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu như:
GS.TSKH. Vũ Minh Giang (Tổng chủ biên xuyên suốt phần Lịch sử)
PGS.TS. Nghiêm Đình Vỳ (Tổng chủ biên cấp THCS phần Lịch sử)
PGS.TS. Đinh Ngọc Bảo (Chủ biên phần Lịch sử)
PGS.TS. Phan Ngọc Huyền
TS. Phạm Thị Thanh Huyền
GS.TS. Hoàng Anh Tuấn
PGS.TS. Đào Ngọc Hùng (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên phần Địa lí)
ThS. Vũ Thị Hằng
PGS.TS. Lê Huỳnh
ThS. Trần Thị Hồng Mai
CN. Phí Công Việt
Sách Lịch sử và Địa lí 6 được cấu trúc gồm 2 phân môn: phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí. Mỗi phân môn được kết cấu theo cấu trúc thống nhất: chương, bài, mục. Mỗi chương có trang mở đầu chương, giới thiệu khái quát nội dung cốt lõi với những hình ảnh có tính gợi mở, định hướng nhận thức.
Cấu trúc mỗi bài với các phần nổi bật: mục tiêu, đi kèm là phần từ khoá, tình huống mở đầu, hình thành kiến thức, luyện tập và vận dụng. Lịch sử và Địa lí 6 được biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, tăng cường kết nối kiến thức với cuộc sống. Căn cứ vào đặc thù riêng, từng phân môn có những điểm riêng như sau:
PHẦN LỊCH SỬ
Chú trọng đưa các thông tin về nội dung dưới dạng tư liệu viết, tranh, ảnh… kèm theo là câu hỏi, yêu cầu hoạt động nhằm khai thác tư liệu. Dựa vào đó, giáo viên (GV) tổ chức các hoạt động dạy học và học sinh (HS) chủ động tự rút ra kiến thức, tự thực hành và vận dụng.
Chẳng hạn, về một sự kiện, tiến trình lịch sử, không chú trọng trình bày về diễn biến với những mốc thời gian chi tiết, mà nội dung được thiết kế ngắn gọn, sinh động dưới dạng infographic hoặc trục thời gian.
Hoạt động thực hành và vận dụng – kết nối kiến thức với cuộc sống được chú trọng trong các phần Luyện tập và Vận dụng cuối mỗi bài và đặc biệt trong bài Thực hành và kết nối với cuộc sống, Kết nối với ngày nay cuối mỗi chương. Đây là dạng bài lần đầu tiên được biên soạn trong SGK Lịch sử và Địa lí 6, giúp HS bước đầu nhận thức được và hình thành kĩ năng tìm ra mối liên hệ những giá trị của quá khứ đối với cuộc sống hiện tại, cũng như nhận thức được sự phát triển những giá trị, thành tựu của quá khứ trong hiện tại và tương lai.
PHẦN ĐỊA LÍ
Các bài học trong sách chú ý đến phát triển năng lực của HS thông qua các hệ thống các câu hỏi, yêu cầu là gợi ý để tổ chức hoạt động (nhóm/ cá nhân) cho HS như: nhận xét, phân tích các thông tin hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ… để tự rút ra những kiến thức cần thiết.
HS được tìm hiểu thực tế địa phương, đất nước, vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng địa lí diễn ra xung quanh, trên cơ sở đó hình thành ý thức, trách nhiệm và tình yêu quê hương, thiên nhiên.
Các bài trong sách được thiết kế theo hai tuyến: chính và phụ.
- Tuyến chính: là nội dung chính của bài học, gồm kênh chữ, kênh hình và hệ thống câu hỏi hoặc bài tập, là “chất liệu” để tổ chức các hoạt động học tập cho HS.
- Tuyến phụ như: Em có biết, Kết nối với Địa lí, Văn học, Nghệ thuật… là những nội dung kiến thức hoặc mở rộng, hoặc nâng cao, hoặc có tính tích hợp, liên môn với kiến thức các môn học khác, nhằm làm rõ hơn nội dung chính.
Sách được thiết kế 4 màu, kênh hình phong phú, sinh động, đảm bảo chất lượng, phù hợp với nội dung bài học.
Để tìm hiểu rõ hơn về cuốn sách, kính mời quý thầy cô giáo, các em học sinh xem video clip giới thiệu dưới đây:
Mục lục Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 6 (Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống):
Lời nói đầu.
Hướng dẫn sử dụng sách.
PHẦN LỊCH SỬ:
CHƯƠNG 1. VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ?
Bài 1 Lịch sử và cuộc sống.
Bài 2 Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?
Bài 3 Thời gian trong lịch sử.
CHƯƠNG 2. XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ.
Bài 4 Nguồn gốc loài người.
Bài 5 Xã hội nguyên thuỷ.
Bài 6 Sự chuyển biển và phân hoá của xã hội nguyên thuỷ.
CHƯƠNG 3. XÃ HỘI CỔ ĐẠI.
Bài 7 Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.
Bài 8 Ấn Độ cổ đại.
Bài 9 Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII.
Bài 10. Hy Lạp và La Mã cổ đại.
CHƯƠNG 4. ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X.
Bài 11 Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á.
Bài 12 Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X).
Bài 13 Giao lưu văn hoá ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
CHƯƠNG 5. VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X.
Bài 14 Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
Bài 15 Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc.
Bài 16 Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X.
Bài 17 Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc của người Việt.
Bài 18 Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X.
Bài 19 Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
Bài 20 Vương quốc Phù Nam.
PHẦN ĐỊA LÍ:
BÀI MỞ ĐẦU.
CHƯƠNG 1. BẢN ĐỒ – PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.
Bài 1 Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí.
Bài 2 Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ.
Bài 3 Tỉ lệ bản đồ. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ.
Bài 4 Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ.
Bài 5 Lược đồ trí nhớ.
CHƯƠNG 2. TRÁI ĐẤT – HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI.
Bài 6 Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
Bài 7 Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả.
Bài 8 Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả.
Bài 9 Xác định phương hướng ngoài thực tế.
CHƯƠNG 3. CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT.
Bài 10 Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo.
Bài 11 Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi.
Bài 12. Núi lửa và động đất.
Bài 13. Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản.
Bài 14 Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản.
CHƯƠNG 4. KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.
Bài 15 Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió.
Bài 16 Nhiệt độ không khí. Mây và mưa.
Bài 17 Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu.
Bài 18 Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.
CHƯƠNG 5. NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT.
Bài 19 Thuỷ quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước.
Bài 20 Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà.
Bài 21 Biển và đại dương.
CHƯƠNG 6. ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT.
Bài 22 Lớp đất trên Trái Đất.
Bài 23 Sự sống trên Trái Đất.
Bài 24 Rừng nhiệt đới.
Bài 25 Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất.
Bài 26 Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương.
CHƯƠNG 7. CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN.
Bài 27 Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới.
Bài 28 Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
Bài 29 Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững.
Bài 30 Thực hành: Tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở địa phương.
BẢNG TRA CỨU THUẬT NGỮ.
BẢNG PHIÊN ÂM.
Link tải PDF: https://link4.net/lTnfq