KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2022-2023
Link tải: https://link4.net/cNWpE
Chú ý:
- Thí sinh lựa chọn đáp án phần trắc nghiệm khách quan chỉ có một lựa chọn đúng.
- Thí sinh làm bài (phần trắc nghiệm khách quan và tự luận) trên tờ giấy thi.
- Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1; Be =9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24;Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Sr = 88;Ag = 108; Ba=137.
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10,0 điểm)
Câu 1: Cho các muối sau: Na2CO3¬, NaHCO3, Na2S, NH4Cl, NaHS, NaHSO4. Số muối axit là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2: Cho dãy các chất: Al, NH4Cl, Al(OH)3, (NH4)2CO3, NaHCO3, K2CO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 3: Kim loại M tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí hiđro. Dẫn khí này đi qua oxit của kim loại N nung nóng, oxit này bị khử cho kim loại N. Hỏi: M và N có thể là cặp kim loại nào sau đây
A. Đồng và bạc. B. Chì và kẽm. C. Kẽm và đồng. D. Đồng và chì.
Câu 4: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. CaO. B. Fe(OH)3. C. BaCO3. D. MgCl2.
Câu 5: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol KOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ
A. a: b = 1: 4. B. a: b < 1: 4. C. a: b = 1: 5. D. a: b > 1: 4.
Câu 6: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư) đun nóng, dung dịch thu được chứa
A. NaCl, NaOH, BaCl2. B. NaCl, NaOH.
C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. D. NaCl.
Câu 7: Cho dãy các oxit sau: SO2, NO2, NO, SO3, CrO3, P2O5, CO, N2O5, N2O. Số oxit trong dãy tác dụng được với H2O ở điều kiện thường là
A. 5. B. 6. C. 8. D. 7.
Câu 8: Khi đun nấu bằng than tổ ong thường sinh ra khí X không màu, không mùi, bền với nhiệt, hơi nhẹ hơn không khí và dễ gây ngộ độc đường hô hấp. Khí X là
A. N2. B. CO2. C. CO. D. H2.
Câu 9: Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là
A. Cl2 và O2. B. H2S và Cl2. C. NH3 và HCl. D. H2 và F2.
Câu 10: Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây đều là nguyên nhân gây ra mưa axit?
A. H2S và N2. B. CO2 và O2. C. SO2 và NO2. D. NH3 và HCl.
Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe, Al, Mg, tác dụng với oxi dư, đun nóng thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, khuấy kĩ, sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Cho khí CO dư, đun nóng qua chất rắn Z thu được chất rắn T. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần của T là
A. Fe, Cu, MgO, Al2O3. B. Fe2O3, CuO, MgO.
C. Fe, Cu, Mg. D. Fe, Cu, MgO.
Câu 12: So sánh hiện tượng xảy ra khi cho khí CO2 và dd HCl loãng từ từ vào dd NaAlO2.
A. Đều xuất hiện kết tủa keo trắng.
B. Đều xuất hiện kết tủa keo trắng, rồi kết tủa tan dần nếu dùng HCl dư, nhưng kết tủa vẫn không tan nếu dùng CO2 dư.
C. Đều xuất hiện kết tủa keo trắng, rồi kết tủa tan ngay nếu dùng CO2 và HCl dư.
D. Đều xuất hiện kết tủa keo trắng, rồi kết tủa tan ra nếu dùng CO2 dư, nhưng kết tủa vẫn không tan nếu dùng HCl dư.
Câu 13: Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 2,44 gam. B. 2,22 gam. C. 2,31 gam. D. 2,58 gam.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 24 gam hỗn hợp các kim loại gồm Mg, Al, Zn, Cu trong oxi dư thu được 30,4 gam chất rắn. Mặt khác, cho 24 gam hỗn hợp các kim loại này và o dung dịch H2SO4 đặc, nguội, dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,6 lít khí SO2 (sản phẩm khí duy nhất, ở đktc). Khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là
A. 8,7gam. B. 5,4gam. C. 2,7 gam. D. 6,4 gam.
Câu 15: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 12,96 gam. B. 34,44 gam. C. 47,4 gam. D. 30,18 gam.
Câu 16: Cho 3,75 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 500ml dung dịch Y gồm HCl 0,4M và H2SO4 0,2M. Sau phản ứng thu được dung dịch Z và thoát ra 3,92 lít khí (đktc). Đun cạn dung dịch Z, còn lại m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 16,475 gam. B. 17,875 gam. C. 19,785 gam. D. 18,675 gam.
Câu 17: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 2,24 lít H2 (đktc). Khối lượng Fe thu được là
A. 16 gam. B. 18 gam. C. 15 gam. D. 17 gam.
Câu 18: Hòa tan một kim loại chưa biết hóa trị trong 500ml dung dịch HCl thì thấy thoát ra 11,2 dm3 H2 (đktc). Phải trung hòa axit dư bằng 100ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được, thấy còn lại 55,6 gam muối khan. Tên của kim loại đã dùng là
A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Zn.
Câu 19: Dẫn 1 luồng hơi nước qua than nóng đỏ thì thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm CO2, CO, H2, tỉ khối hơi của X so với H2 là 7,8. Toàn bộ V lít hợp khí X trên khử vừa đủ 24 gam hỗn hợp CuO, Fe2O3 nung nóng thu được rắn Y chỉ có 2 kim loại. Ngâm toàn bộ Y vào dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít H2 bay ra (ở đktc). Giá trị V là
A. 13,44 lít. B. 10,08 lít. C. 8,96 lít. D. 11,20 lít.
Câu 20: Cho 2,688 lít O2 tác dụng hết với hỗn hợp X gồm Na, K và Ba, thu được hỗn hợp rắn Y chỉ gồm các oxit và các kim loại dư. Hòa tan hết Y vào H2O lấy dư, thu được dung dịch Z và 4,704 lít H2. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thu được 59,1 gam kết tủa. Mặt khác, hấp thụ hoàn toàn 14,56 lít khí CO2 vào dung dịch Z, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 49,25 gam. B. 50,45 gam. C. 47,00 gam. D. 29,75 gam.
II. TỰ LUẬN (10,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm)
Cho hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu, Ag tác dụng với oxi dư, đun nóng thu được chất rắn A. Cho A vào dung dịch HCl dư, khuấy kỹ, sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư thu được kết tủa B. Lọc lấy kết tủa B đem nung nóng trong không khí đến lượng không đổi, thu được chất rắn C. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Viết phương trình hóa học các phản ứng.
b) Xác định các chất có trong A,B,C.
Câu 2 (1,5 điểm)
1. Có 4 lọ hóa chất riêng biệt không ghi nhãn là: KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2, NH4HCO3. Chỉ dùng một hóa chất duy nhất, hãy nêu cách nhận biết các chất và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Trong phòng thí nghiệm, natri thường được bảo quản bằng cách nào? Giải thích và viết phương trình.
Câu 3 (3,0 điểm)
1. Hỗn hợp A có khối lượng 8,14 gam gồm CuO, Al2O3 và một oxit của sắt. Cho H2 dư qua A nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,44 gam H2O. Hòa tan hoàn toàn A cần vừa đủ 170 ml dung dịch H2SO4 loãng 1M, được dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 5,2 gam chất rắn.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
b) Xác định công thức của oxit sắt và tính khối lượng từng oxit trong A.
2. Trộn 0,2 lít dung dịch H2SO4 xM với 0,3 lít dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch A. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch A cần tối đa 0,5 lit dung dịch Ba(HCO3)2 0,4M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Tính giá trị của x và m.
Câu 4 (2,0 điểm)
Hòa tan hoàn toàn 19,56 gam hỗn hợp Ba và kim loại R có hóa trị I vào nước được dung dịch X và 3,584 lít H2 (đktc).
a) Tính số ml dung dịch HCl 0,5M cần dùng để trung hòa 1/10 dung dịch X.
b) Cho 50 ml dung dịch Na2SO4 0,2M vào cốc chứa 1/10 dung dịch X thấy trong dung dịch vẫn còn dư Ba(OH)2. Thêm tiếp 15 ml dung dịch Na2SO4 0,2M vào cốc thì dung dịch còn thừa Na2SO4. Xác định kim loại R.
Câu 5 (2,0 điểm)
Cho 4,32 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Na, Al và Fe vào nước dư thu được 896 ml khí (đktc) và một lượng chất rắn không tan. Tách lượng chất rắn không tan này cho tác dụng với 120 ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 6,4 gam Cu và dung dịch X. Tách dung dịch X cho tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch KOH để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y.
a) Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
b) Tính khối lượng từng kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.
c) Tính khối lượng chất rắn Y.
..............HẾT..............